My class CN207A1!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
My class CN207A1!

Diễn đàn của lớp cn207a1, hệ đào tạo từ xa Học Viện Bưu Chính Viễn Thông
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 bài tập điều kiện

Go down 
Tác giảThông điệp
thangntt76




Tổng số bài gửi : 2
Age : 47
Registration date : 22/10/2007

bài tập điều kiện Empty
Bài gửiTiêu đề: bài tập điều kiện   bài tập điều kiện Icon_minitime10/22/2007, 22:09

đây là btđk của tôi , mời các bạn tham khảo:study:







BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN
Môn: NHẬP MÔN INTERNET & E-LEARNING












Họ tên:: Nguyễn Tòan Thắng

Mã sinh 207201331

Lớp sinh viên:CN207A1





















TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 10 năm 2007




Câu hỏi 1:

Trình bày những hiểu biết của mình về Giáo dục điện tử ( e-learning) và tình hình phát triển e-learning tại Việt Nam?



Trả lời

- E-learning dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…

- E-Learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do e-Learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người.

- E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, e-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực e-Learning ra đời.

Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Đặc điểm của nền kinh tế này là dịch vụ sẽ là khu vực thu hút được nhiều lao động tham gia nhất và là những lao động có tri thức cao. Do đó việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, công ty, gia đình, và cá nhân. E-learning chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này. Việc học tập không chỉ bó gọn trong việc học phổ thông, học đại học mà là học suốt đời. Mọi người ở bất cứ nơi đâu cũng có khả năng tham gia các khóa học tốt nhất.

kiến trúc hệ thống E-learning









Quan sát trên hình vẽ, chúng ta thấy:

Học tập sẽ dựa trên mạng Internet là chủ yếu, thông qua World Wide Web (WWW).

Hệ thống e-Learning sẽ được tích hợp vào portal của trường học. Như vậy hệ thống e-Learning sẽ phải tương tác tốt với các hệ thống khác trong trường học như hệ thống quản lý sinh viên, hệ thống quản lý giáo viên, lịch giảng dạy…

Một thành phần rất quan trọng của hệ thống chính là hệ thống quản lý học tập (Learning Management System), gồm nhiều module khác nhau, giúp cho quá trình học tập trên mạng đuợc thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các điểm mạnh của mạng Internet ví dụ như:

+Diễn đàn để trao đổi ý kiến giữa các thành viên của một lớp

+Module khảo sát lấy ý kiến của mọi người về một vấn đề nào đó

+Module kiểm tra và đánh giá

+Module chat trực tuyến

+Module phát video và audio trực truyến

+Module Flash…

Kết hợp e-Learning với cách học truyền thống: chúng ta phải kết hợp cả hai cách học tập: e-Learning và truyền thống để đem lại hiệu quả cao nhất cho học viên.

Trao đổi thông tin trong e-Learning: Học viên với học viên; Học viên với các học viên khác; Học viên với giáo viên; Giáo viên với học viên; Giáo viên với các học viên, Các học viên với giáo viên …

Chat: chat giữa hai người với nhau

Chat: giáo viên giảng giải một vấn đề gì đó cho các học viên thông qua chat, chat hỏi và thảo luận thời gian thực các câu hỏi.

E-mail: gửi e-mail tới bạn học hoặc cho giáo viên

Diễn đàn: giáo viên đưa câu hỏi lên diễn đàn yêu cầu các học viên trả lời

Diễn đàn: các học viên trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa lên diễn đàn

Tình hình phát triển e-learning ở Việt Nam hiện nay: Vào khoảng năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về E-learning ở Việt Nam không nhiều. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu E-learning ở Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E-learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam. Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai E-learning. Một số đơn vị đã bước đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Viện CNTT - ĐHQGHN, Đại học Bách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP. HCM, Học viện Bưu chính Viễn thông,... Gần đây nhất, Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai cổng E-learning nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin E-learning trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo đào tạo. Tuy các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm lớn, được đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển E-learning ở Việt Nam.

Việt Nam đã gia nhập mạng E-learning châu á (Asia E-learning Network - AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính Viễn Thông...

Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang được quan tâm ở Việt Nam. Cách đây vài năm, so với các nước trong khu vực E-learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu còn nhiều việc phải làm mới tiến kịp các nước như bản tin phỏng vấn của Giáo sư Đinh Dũng Trường Đại học Quốc gia Hà Nội tháng 3 năm 2005 (http://bulletin.vnu.edu.vn/btdhqghn/Vietnamese/C1483/C1634/2005/06/N7202/?1)

Tại Việt Nam, E-learning còn quá mới mẻ, mới chỉ nhận được sự quan tâm ban đầu. Tính pháp lý của E-learning cũng là một vấn đề cần giải quyết. Ngoài ra những yếu kém về mặt hạ tầng truyền thông và kỹ thuật công nghệ thông tin, những e ngại về mặt tâm lý là những trở ngại không nhỏ đến việc phát triển E-learning. Phần khó khăn nhất để tiếp cận công nghệ đào tạo mới này là khâu tổ chức thực hiện và thay đổi nhận thức của các nhà hoạch định chính sách, các thầy giáo và những người tham gia đào tạo…”

Ngày nay,với công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng hầu hết các trường đại học dều có trang web riêng do vậy E-learning cũng phát triển nhanh chóng

Câu 2:

Nhận xét về trang web ĐHTX của Học Viện Bưu Chính Viễn Thông:

Nhìn chung trang web đã thể hiện được là một trang web giáo dục từ xa. Tuy nhiên theo chủ quan của tôi trang web cần có những line lien kết với các trang của các đơn vị khác như: Bộ bưu chính viễn thông, VNPT, FPT, Bưu điện Hà Nội,Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh.

Trong module “Tài nguyên học tập”thư viện online cần được câp nhật nhiều tài liệu hơn hoăc liên kết với một số web khác như: e-book …
Về Đầu Trang Go down
 
bài tập điều kiện
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
My class CN207A1! :: Học Tập :: Nhập môn Internet & E learning-
Chuyển đến