My class CN207A1!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
My class CN207A1!

Diễn đàn của lớp cn207a1, hệ đào tạo từ xa Học Viện Bưu Chính Viễn Thông
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 BTĐK

Go down 
Tác giảThông điệp
thangntt76




Tổng số bài gửi : 2
Age : 47
Registration date : 22/10/2007

BTĐK Empty
Bài gửiTiêu đề: BTĐK   BTĐK Icon_minitime10/22/2007, 22:12





BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN
Môn: TRIẾT HỌC














Họ tên:: Nguyễn Tòan Thắng

Mã sinh 207201331

Lớp sinh viên:CN207A1



















TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 10 năm 2007


MUÏC LUÏC


Phn m đầu:

Đặt vấn đề

Phaàn noäi dung:

PHN I: Quan đim ca triết hc duy vt bin chng v ngun gc bn cht ca ý thc

I.1 Nguồn gốc của ý thức

I.1.1/Thuộc tính phản ánh cảu vật chất và sự ra đời của ý thức

I.1.2/ Vai trò của lao động và ngôn ngữ trong sự hình thành và phát triển của ý thức

I.2 Bản chất của ý thức

PHN II: Sản xuất vật chất là nhân tố quyết định sự tồn tại cuả xã hội

II.1. Sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sông xã hội

II.1.1 Sản xuất của cải vật chất

II.1.2 Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội

II.2. Vai trò của phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội

II.2.1 Phương thức sản xuất là gì?

II.2.2. Phương thức sản xuất là nhân tố quyết định tính chất, kết cấu của xã hội, quyết định sự vận động và phát triển của xã hội

II.2.3. Ý nghĩa phương pháp luận









Phn Mở Đầu:


Đặt vấn đề:

Triết học là một môn khoa học chung nhất ngiên cứu các sự vật hiện tương của tự nhiên và xã hôi, nhằm tìm ra các quy luật của các đối tượng nghiên cứu. Mục đích của triết học là giải quyết các vấn đề cơ bản của bản thể luận và nhận thức luận.

Để trả lời những câu hỏi của triết học, tùy thuộc vào quan điểm, trường phái,giai đọan khác nhau mà những câu trả lời cững khác nhau.

Trong bài này chúng ta chỉ nghiên cứu về “Quan điểm của triết học duy vật biện chứng về nguồn gốc và bản chất của ý thức. Sản xuất vật chất là nhân tố quyết định sự tồn tại của xã hội”.



























PHầN NộI DUNG


Phần I: QUAN ĐIểM CủA TRIếT HọC DUY VậT BIệN CHứNG Về NGUồN GốC VÀ BảN CHấT CủA Ý THứC:

Triết học duy vật biện chứng khẳng định: Ý thức của con người là sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội. Để tìm hiểu về nguồn gốc vả bản chat của ý thức cần xem xét trên cả hai mặt tự nhiên và xã hội.

I.1 / Nguồn Gốc Của Ý Thức:

I.1.1/Thuộc Tính Phản Ánh Cảu Vật Chất Và Sự Ra Đời Của Ý Thức:

- Phản ánh là thuộc tính chung của mọi dang vật chất. Đó là năng lực giữ lại,tái hiện của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại.

- Cùng với sự tiến hóa của thế giới vật chất thuộc tính phản ánh của nó cũng phát triển từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp. Trong đó ý thức là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất.

- Ý thức là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao của não bộ con người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người.

I.1.2/ Vai Trò Của Lao Động Và Ngôn Ngữ Trong Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Ý Thức:

- Lao động là đặc thù của con ngưới làm cho con người khác với tất cả các động vật khác.

+ Trong lao động con người đã biết chế tạo ra công cụ và sử dụng công cụ để tạo ra của cải vật chất.

+ Lao động của con người là hành động có mục đích, tác động vào thế giới khách quan làm biến đổi thế giới nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.

+ Trong quá trình lao động bộ não của con người ngày càng phát triển và hòan thiện làm cho khả năng tư duy trùy tượng của con ngưòi cũng ngày càng phát triển.

-Lao động sản xuất cò là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ.

+ Trong lao động sản xuất con người tất yếu phải có quan hệ với nhau và có nhu cầu trao đổi kinh nghiệm. Từ đó nảy sinh sự”cần phải nói với nhau một cái gì đấy”. Vì vậy ngôn ngữ ra đời và phát triển cùng với lao động .

+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai , là cái vỏ vật chất của tư duy, là phương tiện để con người giao tiếp trong xã hội, phản ánh một cách khái quát sự vật, tổng kết kinh nghiệm cuộc sống và trao đổi chúng giữa các thế hệ. Chính vì vậy Ăng – ghen coi lao động và ngôn ngữ là hai sự kích thích chủ yếu biến bộ não con vật thành bộ não con người, phản ánh tâm lý động vật thành phản ánh ý thức.

Lao động và ngôn ngữ chính là nguồn gốc xã hội quyết định sự hình thành của ý thức.

II/ Bản chất của ý thức:

Triết học duy vật biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não con người thông qua họat động thực tiễn, nên bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo của thế giới vật chất.

Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng ý thức là hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ nghĩa duy vậ tầm thường quan niệm.

- Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, cũng có nghĩa là ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo thế giới.

+ Phản ánh ý thức là sáng tạo vì nó bao giờ cũng do nhu cầu thực tiễn quy định. Nhu cầu đó đòi hỏi chủ thể phản ánh phải hiểu được cái được phản ánh. Trên cơ sở đó hình thành nên hình ảnh tinh thần và những hình ảnh đó ngày càng được phản ánh đúng đắn hơn cơ sở khách quan. Song sự sáng tạo đó là sự sáng tạo của phản ánh dựu trên cơ sở phản ánh.

+ Phản ánh ý thức là sáng tạo vì phản ánh đó bao giờ cũng dựa trên thực tiễn, là sản phảm của các quan hệ xã hội. Là sản phẩm của các quan hệ xã hội nên bản chất của ý thức có tính xã hội.

Quan điểm trên của triết học Mác về ngồn gốc và bản chất của ý thức là hòan tòan đối lập với quan điểm của chủ nghĩa duy tâm coi ý thức là cái có trước, sinh ra vật chất và chủ nghĩa duy vật tầm thường coi ý thức là sự phản ánh đơn giản, thụ động thế giới vật chất.



Phần II: Sản Xuất Vật Chất Là Nhân Tố Quyết Định Sự Tồn Tại Của Xã Hội.

II.1. Sản Xuất Của Cải Vật Chất Là Cơ Sở Của Đời Sông Xã Hội

II.1.1 Sản Xuất Của Cải Vật Chất

Sản xuất vật chất, nói một cách chung nhất con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên nhằm cải biến các dạng vật chất của tự nhiên để tạo ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống con người và cho xã hội.

Chính nhờ có họat động lao động bản thân con người và xã hội tồn tại và phát triển, đem lại những sự biến đổi to lớn có tính chất quyết định: cơ thể con nguời không ngừng hòan thiện và phát triển, có dáng đi dứng thẳng phân rõ các chức năng chân và tay, óc và các giác quan phát triển thóat khỏi loài động vật: ngôn ngữ,phương tiện giao tiếp, trao đổi tích lũy, truyền đạt kinh nghiệm lao động xã hội xuất hiện và phát triển, hình thành nên những quan hệ xã hội về vật chất va tinh thần, tức là hình thành nên xã hội. Trên ý nghĩa đó mà Ăngghen đã nói: “lao động sáng tạo ra con người và xã hội lòai người”.

II.1.2 Sản Xuất Của Cải Vật Chất Là Cơ Sở Tồn Tại Và Phát Triển Của Xã Hội:

Sản xuất vật chất là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn của xã hội. Mọi người trong xã hội đều có nhu cầu tiêu dung. Muốn vậy thì phải sản xuất bởi vì sản xuất là điều kiện của tiêu dùng, sản xuất vật chất càng phát triển thì mức tiêu dùng của con người và xã hội càng cao và ngược lại. Bất cứ xã hội nào cũng không tồn tại và phát triển được nếu không tiến hành sản xuất ra của cải vật chất.

Sản xuất vật chất là cơ sở hình thành các quan hệ xã hội khác nhau như: chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật ….

Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội. Sản xuất vật chất của xã hội nói chung không ngừng tiến lên tứ thấp đến cao. Mỗi khi sản xuất phát triển tới một giai đọan mới. cách thức sản xuất của con người thay đổi, kỹ thuật sản xuất thay đổi năng suất lao động được nâng cao, quan hệ giữa con người với con ngừơi trong quá trình sản xuất thay đổi kéo theo mọi mặt của đời sống xã hội thay đổi theo.

II.2. Vai Trò Của Phương Thức Sản Xuất Đối Với Sự Tồn Tại Và Phát Triển Của Xã Hội

II.2.1 Phương Thức Sản Xuất Là Gì?

Sản xuất vật chất được tiến hành trong những điều kiện tất yếu nhất định:

+ Điều kiện địa lý

+ Điều kiện dân số

+ Phương thức sản xuất.

Trong ba nhân tố ầy thì nhân tố phương thức sản xuất là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Phương thức sản xuất là cách tiến hành sản xuất ra của cải vật chất trong một giai đọan nhất định của lịch sử.

II.2 Phương Thức Sản Xuất Là Nhân Tố Quyết Định Tính Chất, Kết Cấu Của Xã Hội, Quyết Định Sự Vận Động Và Phát Triển Của Xã Hội:

Trong mỗi xã hội phương thức sản xuất thống trị như thế nào thì tính chất của chế độ xã hội như thế ấy, kết cấu giai cấp và tính chất của các mối quan hệ giữa các giai cấp, quan điểm chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học… đều do phương thức sản xuất quyết định.

Phương thức sản xuất quyết định sự chuyển biến của xã hội lòai người qua các giai đọan lịch sử. Khi một phương thức mới ra đời thay thế phương thức sản xuất cũ đã lỗi thời thì mọi mặt của đời sống xã hội cũng có sự thay đổi căn bản từ kết cấu kinh tế đến kết cấu giai cấp, từ quan điểm tư tưởng xã hội đến tổ chức xã hội. Lịch sử lòai người đã biết đến năm phương thức sản xuất khác nhau từ thấp lên cao tương ứng với năm phương thức ấy là năm xã hội khác nhau: Cộng sản nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa(mà chủ nghĩa xã hội là giai đọan thấp). Do đó lịch sử lòai người là lịch sử của sản xuất, lịch sử của các phương thức sản xuất kế tiếp nhau trong quá trình phát triển. Việc thay thế một phương thức sản xuất cũ băng phương thức sản xuất mới không đơn giản và dễ dàng. Đó là quá trình cải biến cách mạng. Phương thức sản xuất mới muốn trở thành phương thức thống trị thì phải trải qua cách mạng xã hội gắn liền với chế độ chính trị.

II.3 Ý Nghĩ Phương Pháp Luận:

Chìa khóa để nghiên cứu những quy luật lich sử của xã hội khong phải nằm trong óc người, trong tư tưởng và ý niệm của xã hội mà là trong phương thức sản xuất của xã hội và trong từng giai đọan lịch sử nhất định.

Muốn thúc đẩy xã hội phát triển phải thúc đẩy phát triển sản xuất vật chất
Về Đầu Trang Go down
 
BTĐK
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
My class CN207A1! :: Học Tập :: Triết học Mác - Lênin-
Chuyển đến